Giảm buồn nôn sau điều trị ung thư vú sẽ giúp người bệnh khỏe mạnh hơn, có sức khỏe để tiếp tục chống chịu lại các tác dụng phụ của phương pháp điều trị bệnh ung thư.
Triệu chứng bệnh ung thư vú tái phát
Buồn nôn và ói mửa là gì?
Buồn nôn là cảm giác khó chịu trong dạ dày và khiến người bệnh có cảm giasc như sóng cuộn trong dạ dày và dưới thực quản phía sau họng. Ói mửa là tình trạng khó chịu cực điểm, cơ hoành bị co thắt từng cơn và khiến cho những chất trong dạ dày bị tống ra ngoài theo đường miệng. Buồn nôn và ói mửa là những tác dụng phụ khá thường gặp sau khi hóa trị ung thư vú.
Nôn chính là tình trạng xuất hiện trong hoặc ngay sau quá trình hóa trị ung thư vú. Triệu chứng này có thể xuất hiện trong vòng vài phút hoặc vài giờ sau điều trị và còn được gọi là nôn cấp tính. Nếu triệu chứng nôn xuất hiện trong vòng 24h hoặc hơn sau khi hóa trị thì nó còn được gọi là nôn trễ và tình trạng này có thể kéo dài trong khoảng vài ngày.
Triệu chứng buồn nôn và ói mửa có thể khiến người bệnh chán ăn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, mất nước nhanh chóng và sụt cân nhanh. Ngoài ra, triệu chứng buồn nôn và nôn ói cũng có thể khiến người bệnh lo lắng và sợ hãi, ảnh hưởng nhiều đến yếu tố tâm lý của người bệnh.
Giảm buồn nôn sau điều trị ung thư vú
Dưới đây là một số biện pháp có thể giúp chúng ta cải thiện tình trạng buồn nôn và ói mửa sau khi hóa trị bệnh ung thư vú:
- Trước khi thực hiện biện pháp hóa trị, bạn không nên ăn quá nhiều để tránh tình trạng cảm thấy đầy bụng, buồn nôn khi điều trị. Bạn cũng nên hình thành thói quen ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh tình trạng cảm thấy no quá nhanh hoặc mệt mỏi, đầy bụng khó chịu.
- Người bệnh ung thư vú không nên ăn những món quá ngọt, chiên xào nhiều dầu mỡ hoặc các món ăn quá cay hay quá chua.
- Bạn nên ăn chậm, nhai kỹ để thức ăn dễ tiêu hóa hơn trong dạ dày – ruột.
- Người bệnh ung thư vú khi hóa trị nếu có cảm giác buồn nôn có thể sử dụng trà gừng hoặc kẹo gừng để giảm cảm giác này đi đáng kể. Thực tế là khoa học đã chứng minh rằng, những người bắt đầu uống một viên thuốc chứa gừng trong một vài ngày trước khi thực hiện hóa trị có thể ít buồn nôn hơn so với những người chỉ sử dụng thuốc ổn định dạ dày.
- Bệnh nhân ung thư vú nên ăn những thức ăn để nguội, ít gia vị và mùi để tránh mùi thức ăn gây tình trạng buồn nôn.
- Người bệnh cần hạn chế việc nằm hoặc ngồi ngay sau khi ăn vì chúng có thể dẫn tới triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
- Bạn cũng có thể súc miệng trước hoặc sau khi ăn nhằm giảm nhẹ cảm giác buồn nôn, khó chịu.
- Người bệnh nên tìm cách quên đi cảm giác buồn nôn bằng cách nói chuyện với bạn bè, người thân hoặc xem phim, nghe nhạc, đọc truyện,…
- Khi có dấu hiệu buồn nôn, ói mửa, bạn nên hít thở sâu và dài, chậm để giảm nhẹ tình trạng này.
Lời kết
Trên đây là những biện pháp giúp bạn giảm buồn nôn sau điều trị ung thư vú và hãy áp dụng ngay từ bây giờ để cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn, không lo các tác dụng phụ của phương pháp điều trị này.
Bạn cũng có thể sử dụng thuốc Fucoidan mỗi ngày để giảm nhẹ các nguy cơ biến chứng và tác dụng phụ của hóa trị ung thư vú, đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
M.A.B